Nhãn khoa Quang Bình, Số 7 Nguyễn Trãi, An Hội, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Đặt lịch khám
Phòng khám chuyên khoa Mắt TS BS Bình
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Phòng khám
    • các bệnh về mắt
      • MẮT BỊ MỘNG THỊT-NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
      • NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ CHỊU LẦN ĐẦU ĐEO KÍNH
      • PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THỊ GIÁC-NHÃN NHI
      • TẦM SOÁT BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
      • Triệu chứng sớm dễ nhận biết của bệnh Glôcôm
      • VIÊM DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
      • Viêm loét giác mạc
      • Các bệnh lý về mắt thường gặp ở trẻ em
      • Cận thị nguyên nhân và cách điều trị
      • GIẢI ĐÁP VỀ TRIỆU CHỨNG MỜ MẮT ĐỘT NGỘT
      • Cập nhập xu hướng mới trong chẩn đoán & điều trị bệnh lý nhãn khoa
      • Chụp cắt lớp quang học (OCT), kỹ thuật chẩn đóan hình ảnh trong mơ trong nhãn khoa
      • Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser
      • Điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc Ortho-k
      • ĐỘ TUỔI NÀO NÊN PHẪU THUẬT MẮT CẬN?
      • HIỂM HỌA TỪ THÓI QUEN LẠM DỤNG KÍNH ÁP TRÒNG
      • BỆNH MỜ MẮT-NGUYÊN NHÂN, KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
      • TẠI SAO MỜ MẮT SAU MỔ CƯỜM ĐÁ?
      • TẮC TĨNH MẠCH VÕNG MẠC (CRVO/BRVO)
      • BỆNH KHÔ MẮT
      • mộng thịt nguyên nhân và cách điều trị
      • DỊ VẬT GIÁC MẠC
    • chuẩn đoán hình ảnh
      • Đo thị trường Mắt
      • KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM
      • SIÊU ÂM MẮT A-B
      • CHỤP ẢNH BẢN ĐỒ GIÁC MẠC
      • Chụp ảnh màu đáy mắt-Phòng khám Mắt Cần Thơ
      • Đo sắc giác
      • Đo khúc xạ bằng máy khúc xạ tự động
      • bệnh võng mạc đái tháo đường
      • Bệnh phù Gai Thị
    • tạo hình thẩm mỹ
      • QUẶM MI MẮT VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
      • Tạo hình thẩm mỹ-Sụp mí Mắt
      • tạo hình thẩm mỹ cho người bị mắt Lé(lác)
  • Video
  • Tin tức
  • Liên hệ
090 895 17 47

T2-T6: (11:00 Am - 1:00 Pm/5:00 Pm - 7h Pm) T7/CN(8:00 Am-7h PM)

Tạo hình thẩm mỹ-Sụp mí Mắt

Sụp mi (blepharoptosis, ptosis, drooping eye) là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, 1 bên hoặc cả 2 bên với độ sụp cân xứng hoặc không cân xứng.

Contents

  • 1 1. Phân loại sụp mí
    • 1.1 a. sụp mí bẩm sinh
      • 1.1.1 Nguyên nhân sụp mi bẩm sinh:
      • 1.1.2 Hậu quả của sụp mí bẩm sinh:
    • 1.2 b. Sụp mí mắc phải
      • 1.2.1 Nguyên nhân sụp mí mắc phải

1. Phân loại sụp mí

Tùy theo thời điểm xuất hiện có sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải

a. sụp mí bẩm sinh

  • Sụp mí bẩm sinh (Congenital ptosis) xuất hiện ngay sau khi sinh và thường gặp nhất (chiếm 55 – 75% các trường hợp sụp mi).
  • Sụp mí bẩm sinh gặp ở khoảng 1,8% trẻ sơ sinh và có thể phối hợp với những bất thường khúc xạ, vận nhãn và dị dạng ở sọ mặt.
  • Sụp mí bẩm sinh một bên chiếm khoảng 75%

Nguyên nhân sụp mi bẩm sinh:

  • do cơ là thường gặp nhất. Do loạn phát cơ nâng mi bẩm sinh, số lượng các sợi cơ nâng mi giảm đi và bị thay thế bằng các tổ chức xơ, mỡ. Do vậy, chức năng cơ nâng mi yếu, hạn chế cả co và dãn. Biểu hiện: Biên độ vận động mi giảm, có thể mất nếp mi, có nếp nhăn trán, nhiều mỡ mi trên,…
  • cân cơ.Thường do chấn thương sản khoa. Biểu hiện: Biên độ vận động mi không giảm đáng kể, nếp mi trên bị nâng cao hoặc không rõ.
  • do cơ học: Do bị chèn ép bởi khối u ở phần trên hốc mắt hoặc vùng lân cận (như u dạng bì, u mạch máu, u xơ thần kinh), do dị dạng sọ mặt,..
  • do thần kinh: Do quá trình phát triển, phân bố thần kinh bất thường trong giai đoạn phôi thai. Có nhiều thể bệnh như: Liệt dây thần kinh sọ số III bẩm sinh (một phần hoặc hoàn toàn). Hội chứng hạn chế nâng một mắt (Monocular elevation deficiency) hay liệt nâng kép (Double elevator palsy). Sụp mi với đồng động kì dị như hiện tượng Marcus – Gunn (khi trẻ bú, nhai thì mi mắt mở được và chớp theo vận động của hàm, thường kèm theo nhược thị, tật khúc xạ, lác). Hội chứng Horner bẩm sinh (hiếm gặp, có tính gia đình, bao gồm sụp mi nhẹ do liệt cơ Muller, co đồng tử, giảm sắc tố mống mắt, thụt nhãn cầu, giảm tiết mồ hôi nửa mặt cùng bên), bệnh nhược cơ bẩm sinh,..Hội chứng chít hẹp mi (Blepharophimosis) hay hội chứng mi góc (Blepharocanthal syndrom): Là một phức hợp dị tật bẩm sinh có tính di truyền, bao gồm sụp mi, ngắn khe mi, nếp quạt ngược, khoảng cách 2 mắt xa nhau, sống mũi thấp.

Hậu quả của sụp mí bẩm sinh:

Nhược thị nếu mi sụp che diện đồng tử (khoảng 19% có thị lực kém). Tật khúc xạ do áp lực của mi mắt lên nhãn cầu (63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật khúc xạ). Hạn chế thị trường, cong lệch cột sống do cố ngửa cổ để nhìn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ gây tâm lý mặc cảm, hạn chế giao tiếp của trẻ.

b. Sụp mí mắc phải

Xuất hiện sau khi sinh và chiếm khoảng 25% các trường hợp sụp mi. Có thể phối hợp với những tổn thương khác tùy theo nguyên nhân.

Nguyên nhân sụp mí mắc phải

– Do cân cơ: Hay gặp nhất. Thường gặp ở người già nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Cơ chế do cân cơ nâng mi thoái hóa, dãn mỏng, không còn bám chắc được vào sụn mi (tuột điểm bám, đầu cân chỉ còn bám lên vách ngăn) do tuổi già, chấn thương, bị viêm mi, chắp lẹo nhiều lần, sau phẫu thuật, day ấn quá mức, đeo kính áp tròng,… Biểu hiện: Sụp mi với biên độ vận động mi không giảm đáng kể. Nếp mi trên bị nâng cao hoặc không rõ, mi trên mỏng. Thường kèm theo chũng dãn mi ở người già.
– Do tổn thương thần kinh: thường gặp, do tổn thương các cấu trúc thần kinh chi phối cơ nâng mi và cơ Muller. Biểu hiện tùy vị trí và mức độ tổn thương, có các thể bệnh sau:

+ Liệt dây thần kinh sọ số III hay dây vận nhãn chung (liệt hoàn toàn hoặc nhánh trên) mắc phải do chấn thương sọ mặt, khối u chèn ép, xâm lấn (u màng não, ung thư vòm họng,…), do phẫu thuật, do viêm (viêm, lao màng não,…), do các bệnh mạch máu (thông động mạch cảnh – xoang hang, đái đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,…). Thường kèm theo rối loạn vận nhãn, tổn thương thần kinh khác với mức độ khác nhau như hội chứng khe dơi, hội chứng đỉnh hốc mắt, hội chứng xoang hang,…
+ Liệt nhân dây thần kinh sọ số III (hoàn toàn hoặc một phần) thường do u, nhồi máu, xuất huyết trung não trong các bệnh mạch máu (đái đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,…) gây ra các hội chứng cuống não như hội chứng Weber (liệt nhân dây thần kinh III cùng bên và liệt nửa người đối diện), hội chứng Benedick (liệt nhân dây thần kinh III cùng bên và run chân tay bên đối diện),…
+ Liệt trên nhân dây thần kinh vận nhãn trong các bệnh lý chất trắng, tổn thương vỏ não,…
+ Hội chứng Claude Bernard – Horner mắc phải (sụp mi, co đồng tử, nhãn cầu thụt,…) do tổn thương hạch giao cảm cổ trên do chấn thương, phẫu thuật, u đỉnh phổi (hội chứng Pancoast – Tobias),..

– Do cơ: Cơ nâng mi bị giảm chức năng co cơ vĩnh viễn hoặc tạm thời trong các bệnh cơ khu trú hoặc tỏa lan (bệnh loạn dưỡng cơ, liệt vận nhãn tiến triển mạn tính, loạn dưỡng cơ mắt – hầu, hội chứng Guillain – Barré,…), sau tiêm Botulinum toxin (Botox, Dysport),… Biểu hiện: Sụp mi với biên độ vận động mi giảm, kèm theo các triệu chứng của bệnh cơ toàn thân.
– Do tác nhân cơ học: Do mi trên bị chèn ép (u mi trên, u hốc mắt, tuyến lệ phì đại,…), do chùng da mi, do dính (xơ hóa quanh cơ, sẹo lớn mi, dính mi – cầu do bỏng, dị ứng thuốc, mắt hột,…),… Sụp mi với biên độ vận động mi giảm, kèm theo các triệu chứng của bệnh lý gây sụp mi.
– Do thần kinh –cơ trong bệnh nhược cơ nặng (Myasthenia gravis): Tổn thương synapse thần kinh – cơ (tấm vận động) do rối loạn miễn dịch, có thể do u hoặc phì đại tuyến ức. Sụp mi hay khởi phát vào tuổi dậy thì, ở 1 hoặc 2 bên mắt, thường thay đổi, nặng hơn về cuối ngày hay sau vận động, gắng sức. Có thể kèm theo rối loạn vận nhãn và bại các cơ khác,… Đáp ứng các mức độ khác nhau với các nghiệm pháp như nước đá, Tensilon, Prostigmin,…Điện cơ có giá trị tốt. Chụp CT lồng ngực có thể thấy bất thường tuyến ức.
– Do chấn thương, phẫu thuật, can thiệp mạch máu: Chấn thương đụng giập hoặc đâm xuyên vào cân cơ có thể gây sụp mi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Phẫu thuật hốc mắt, sọ não, can thiệp mạch máu cũng có thể làm tổn thương trực tiếp cân cơ, thần kinh gây sụp mi.

– Do tuổi già (senile ptosis): Phối hợp nhiều cơ chế mà chủ yếu do cân cơ nâng mi bị dãn đứt, tuột điểm bám, mi trên chùng dãn, thừa da, thừa mỡ, sa tuyến lệ,…

Dịch vụ

  • DỊCH VỤ ĐO THỊ LỰC VÀ CẮT KÍNH TẠI CẦN THƠ
  • KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NHÃN KHOA TẠI CẦN THƠ

Đặt lịch khám

  • Date Format: DD slash MM slash YYYY
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Bài viết liên quan

ĐAU MẮT ĐỎ LÀ GÌ ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?

ĐAU MẮT ĐỎ LÀ GÌ ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG ?

28/09/2023

Thời gian gần đây, Phòng khám kĩ thuật cao Tiến sĩ Bình đã tiếp nhận nhiều lượt khám bệnh với triệu chứng nổi bật là đỏ mắt và chảy ghèn dịch. Qua thăm khám Phòng khám ghi nhận đây là bệnh lý viêm kết mạc cấp do virus (đau mắt đỏ). Đau mắt đỏ là […]

CA LÂM SÀNG về nhiễm kí sinh trùng Toxoplasma – Toxoplasmosis

CA LÂM SÀNG về nhiễm kí sinh trùng Toxoplasma – Toxoplasmosis

25/11/2022

Một bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và điều trị Toxoplasmosis tại Paris và viện Pasteur cách đây 25 năm, đến phòng khám với nhu cầu kiểm tra mắt tổng quát định kỳ và điều chỉnh kính. Chúng tôi xin chia sẻ hình ảnh sẹo võng mạc do Toxoplasma gây ra và khá […]

XUẤT HUYẾT TIỀN PHÒNG DO CHẤN THƯƠNG

XUẤT HUYẾT TIỀN PHÒNG DO CHẤN THƯƠNG

01/11/2022

Xuất huyết tiền phòng là khi máu chảy và tụ lại ở khoang trước mắt (tiền phòng) ngay sau tròng đen (giác mạc), bình thường khoang này chứa thuỷ dịch hoàn toàn trong suốt. Máu sẽ che lấp một phần hoặc tất cả các cấu trúc phía sau như mống mắt và lỗ đồng tử […]

THOÁI HÓA GIÁC MẠC DẢI BĂNG (BAND KERATOPATHY)

THOÁI HÓA GIÁC MẠC DẢI BĂNG (BAND KERATOPATHY)

15/10/2022

Hôm nay Phòng khám xin chia sẻ một ca bệnh khá hay vừa được ghi nhận tuần này: Thoái hóa giác mạc dải băng là một dạng thoái hóa của giác mạc, do sự lắng đọng calci ở lớp dưới biểu mô giác mạc. sang thương tăng sinh từ vùng rìa giác mạc đến trung […]

Ortho K – Orthokeratology – Chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng đeo ban đêm

Ortho K – Orthokeratology – Chỉnh hình giác mạc bằng kính tiếp xúc cứng đeo ban đêm

01/10/2022

Ortho-K là phương pháp dùng kính tiếp xúc được thiết kế đặc biệt để tạm thời chỉnh hình giác mạc nhằm cải thiện thị lực. Đây giống như “chỉnh nha” cho đôi mắt và thường được so sánh với niềng răng trong nha khoa. Hầu hết các kính ortho-k được đeo vào ban đêm để […]

TẮC TĨNH MẠCH VÕNG MẠC (CRVO/BRVO)

TẮC TĨNH MẠCH VÕNG MẠC (CRVO/BRVO)

23/09/2022

Tiếp tục series về điều trị bệnh lý võng mạc nội khoa. Phòng khám xin chia sẻ về một bệnh lý thường gặp nhưng lại dễ bị bỏ sót, do diễn tiến phức tạp có thể nhanh hoặc từ từ khiến người bệnh ít cảnh giác về mức độ trầm trọng của nó. TẮC TĨNH […]

BỆNH KHÔ MẮT

BỆNH KHÔ MẮT

17/09/2022

Theo DEW II (Hội thảo Khô mắt Quốc tế lần 2, năm 2017) định nghĩa: Khô mắt là một bệnh đa yếu tố của bề mặt nhãn cầu đặc trưng bởi mất cân bằng nội môi của màng phim nước mắt, kèm theo các triệu chứng tại mắt, trong đó sự mất ổn định màng […]

mộng thịt nguyên nhân và cách điều trị

mộng thịt nguyên nhân và cách điều trị

09/09/2022

Trong bài viết hôm nay, phòng khám xin chia sẻ đến quý vị về bệnh lý mộng thịt hay mây thịt, một bệnh lý rất thường gặp ở Việt Nam. Mộng thịt là một bệnh về mắt có phần kết mạc tăng sinh từ vùng rìa giác củng mạc vào giữa giác mạc. Một số […]

DỊ VẬT GIÁC MẠC

DỊ VẬT GIÁC MẠC

26/08/2022

Contents1 DỊ VẬT GIÁC MẠC LÀ GÌ?2 CẦN ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ?3 ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT GIÁC MẠC4 SAU ĐIỀU TRỊ CẦN LÀM GÌ?5 BỆNH NHÂN TẠI CẦN THƠ THÌ KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ Ở ĐÂU? DỊ VẬT GIÁC MẠC LÀ GÌ? Là một/nhiều vật thể bám hoặc ghim chặt vào bề mặt giác mạc. […]

bệnh võng mạc đái tháo đường

bệnh võng mạc đái tháo đường

21/08/2022

Phù và thiếu máu hoàng điểm gây ra các triệu chứng thị giác Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể không bị mất thị lực ngay cả khi bệnh võng mạc tiến triển. Dấu hiệu của bệnh võng mạc đái tháo đường:       Vi phình mạch Xuất huyết võng mạc dạng chấm và […]

Phòng Khám Nhãn Khoa Chất Lượng Cao Cần Thơ

Đặt lịch khám

Liên hệ

Số 7 Nguyễn Trãi, Phường An Hội, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

0908 951 747

phongkhammatkythuatcaotsbsbinh@gmail.com

nhankhoaquangbinh.com

nhankhoacantho.com

Danh mục

    • Trang chủ
    • Giới thiệu
    • Dịch vụ
    • Phòng khám
    • Bài viết
    • Liên hệ

Fanpage

2021 © Phòng khám chuyên khoa Mắt TS BS Bình, Designed by 

Taynamsolution.vn