Ortho-K là phương pháp dùng kính tiếp xúc được thiết kế đặc biệt để tạm thời chỉnh hình giác mạc nhằm cải thiện thị lực. Đây giống như “chỉnh nha” cho đôi mắt và thường được so sánh với niềng răng trong nha khoa. Hầu hết các kính ortho-k được đeo vào ban đêm để định hình lại bề mặt giác mạc trong khi ngủ. Cải thiện thị lực có thể bị đảo ngược nhưng sẽ được duy trì nếu bạn mang kính như hướng dẫn của chuyên gia.
Ortho-k dành cho ai?
Ortho-k được sử dụng chính để điều chỉnh tật cận thị. Tật cận thị thường được điều chỉnh bằng đeo kính gọng, kính tiếp xúc và các phẫu thuật khúc xạ (LASIK, PRK,…). Ortho-k là một cách điều chỉnh cận thị không cần phẫu thuật cho những bệnh nhân muốn bỏ kính gọng và không muốn mang kính tiếp xúc toàn thời gian.
Ortho-k thường được khuyến nghị để điều chỉnh cận thị cho trẻ em, tình trạng cận thị này vẫn tiến triển cho đến tuổi trưởng thành. Những phẫu thuật khúc xạ như LASIK thường không được khuyến nghị cho đến khi ổn định độ cận thị. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ortho-k với cơ chế điều chỉnh viễn thị vùng rìa giúp làm hạn chế tăng chiều dài trục nhãn cầu, làm giảm tiến triển cận thị.
Tại sao ortho-k được ưa chuộng?
Sử dụng kính tiếp xúc cứng ban đêm được ưa chuộng hơn vì những lý do sau:
- Biểu hiện tác dụng thay đổi độ cong giác mạc nhanh, tác dụng kéo dài hơn cho nên bệnh nhân không cần kính trợ thị ban ngày
- Tăng hấp thụ oxy giác mạc vào ban ngày
- Ít có các triệu chứng khó chịu như cộm, chói mắt, khô mắt hay chịu tác động của bụi, gió
- Sử dụng kính khi đi ngủ hợp sinh lý với lúc nhắm mắt.
HÌNH ẢNH THỰC TẾ BỆNH NHÂN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG OTHO-K TẠI PHÒNG KHÁM NHÃN KHOA TS.BS Hoàng Quang Bình
Hình ảnh đánh giá đáp ứng của giác mạc sau chỉnh hình trên bản đồ giác mạc. Hình vòng đồng tâm (bull’s eye): là hình ảnh đáp ứng lý tưởng của mắt sau chỉnh hình giác mạc. Với hình xanh đậm ở giữa là vùng giác mạc được ấn dẹt xuống xung quanh vùng đỏ là phần giác mạc hơi nhô lên, kính được định vị đúng trung tâm.