Trong các chứng bệnh về mắt thì tình trạng lông mi quặm hay còn được biết đến với tên gọi lông mi mọc ngược là chứng bệnh thường gây ngứa ngáy, tái đi tái lại khiến cho người bệnh khó chịu. Biết được mẹo chữa lông quặm sẽ giúp bạn khắc phục được hiện tượng này mà không lo thị lực của mắt bị ảnh hưởng xấu.
NHẬN BIẾT VỀ LÔNG MI MẮT BỊ QUẶM
Ở trạng thái bình thường, các sợi lông mi sẽ mọc hướng ra phía bên ngoài nhãn cầu để làm nhiệm vụ ngăn cản các dị vật bay vào trong mắt. Lông mi mọc ngược có khả năng chạm vào nhãn cầu. Lông mi đâm vào mắt khiến nhãn cầu bị kích thích hoặc ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mắt. Hậu quả của điều này là mắt sẽ bị đỏ, đau, chảy nước mắt và giác mạc bị tổn thương.
Lông mi quặm là căn bệnh khá phổ biến. Ở tình trạng nhẹ, người bệnh sẽ chỉ có một vài lông mi và hiếm có trường hợp nào lông mi mọc ngược lan tràn ra toàn bộ phần mi.
Đây là bệnh chủ yếu xuất hiện ở những quốc gia có dịch bệnh mắt hột. Lông mi quặm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là với người lớn tuổi.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em mắc bệnh lông mi quặm là do nếp da thừa bẩm sinh.
Khi mắc bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách nhanh chóng bằng việc giảm thiểu những yếu tố nguy cơ cũng như biết mẹo chữa lông quặm hiệu quả.
CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM CHO LÔNG MI MẮT BỊ QUẶM
Chấn thương: Phần mô sẹo phát triển sau khi gặp chấn thương là nguyên nhân khiến lông mi mọc theo hướng khác. Hậu quả này có thể được gây ra do phẫu thuật mắt.
Khi bé lớn lên, phần nang lông và lông mi có thể tạm thời thay đổi hình dạng.
Viêm bờ mi mãn tính do mí mắt bị viêm và kích ứng, da bong tróc sẽ chuyển sang màu đỏ, tăng tiết chất nhầy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Lộn mi mắt khiến cho mi mắt bị gập vào bên trong, các cơ và mô quanh mắt bị yếu do tuổi già dẫn đến chấn thương hoặc nhiễm trùng.
Bệnh nhiễm trùng Herpes ở mắt có thể khiến mí mắt bị hỏng và nhiễm trùng mắt.
Bệnh đau mắt đỏ khiến mí mắt bị nhiễm trùng nghiêm trọng có khả năng ảnh hưởng đến lông mi, thậm chí gây mù.
Một số ít trường hợp bị lông mi quặm là do các bệnh mãn tính tác động đến mí mắt hoặc niêm mạc, chẳng hạn như hội chứng Stevens-Johnson.
CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ
Phương pháp chẩn đoán bệnh lông quặm
Phương pháp điều trị bệnh lông quặm
Tái định vị lông mi/nang lông
Triệu lông mi/nang lông