Contents
DỊ VẬT GIÁC MẠC LÀ GÌ?
Là một/nhiều vật thể bám hoặc ghim chặt vào bề mặt giác mạc. Là phần ngoài cùng của nhãn cầu, giác mạc là cấu trúc dễ dàng tiếp với tất cả các dị vật. Một số dị vật phổ biến là: thuỷ tinh, kim loại, cát bụi, nhựa và gỗ.
Việc loại bỏ dị vật giác mạc nên được thực hiện tại phòng khám hoặc phòng cấp cứu và bởi nhân viên y tế chuyên khoa Mắt. Các triệu chứng bao gồm cảm giác cộm xốn, cảm giác như có bụi trong mắt, đau, chảy nước mắt, sợ ánh sáng và có thể nhìn mờ.
CẦN ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ?
Với tất cả các dị vật cắm vào giác mạc, rất quan trọng cần phải tìm hiểu kỹ bệnh sử và tiền sử để chuẩn bị các thủ thuật và chế độ chăm sóc phù hợp với từng bệnh nhân. Ví dụ: dị vật giác mạc kim loại (Sắt) sẽ bắt đầu hình thành vòng gỉ sau 4-6 giờ kể từ khi nằm trong giác mạc.
Các chấn thương do thực vật hoặc đất sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Biết được cơ chế chấn thương giúp dự đoán được khả năng đi sâu vào giác mạc của dị vật và những test bổ sung đánh giá khả năng xuyên thủng và dị vật nội nhãn bao gồm siêu âm B, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc soi góc tiền phòng. Bệnh nhân cần được tiêm ngừa uốn ván.

Cần hết sức thận trọng loại bỏ dị vật giác mạc an toàn và kịp thời nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, viêm, sẹo và giảm thị lực. Dị vật có khả năng bị đẩy vào sâu hơn và thậm chí xuyên thủng vào tiền phòng theo thời gian. Thuỷ tinh có khả năng dung nạp tốt với nhu mô giác mạc và đôi khi có thể được theo dõi nếu việc loại bỏ gây ra nhiều tổn thương hơn.
ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT GIÁC MẠC
- Giải thích rõ cho bệnh nhân các bước lấy dị vật.
- Nhỏ thuốc tê bề mặt nhãn cầu.
- Cho bệnh nhân nhìn 1 điểm định thị để giữ cố định nhãn cầu.
- Lấy dị vật giác mạc bằng kim 25-27G
SAU ĐIỀU TRỊ CẦN LÀM GÌ?
Sau khi lấy dị vật giác mạc, bệnh nhân cần phải sử dụng kháng sinh phổ rộng khoảng 1 tuần và thậm chí cho đến khi giác mạc biểu mô hoá. Mang kính tiếp xúc điều trị ngắn hạn có thể làm giảm cảm giác khó chịu.
Kính tiếp xúc đóng vai trò như hàng rào bảo vệ và làm giảm lực tác động của mi mắt lên bề mặt nhãn cầu, giảm thiểu nguy cơ rách trợt biểu mô và thúc đẩy lành vết thương. Tuy nhiên cần được sử dụng thận trọng với nguy cơ nhiễm trùng và cần được theo dõi ngắn ngày.
Sau khi lấy dị vật, bệnh nhân cần được theo dõi sau 24 giờ để đánh giá giác mạc có bất cứ tình trạng nhiễm trùng, phù và khuyết biểu mô. Thời gian tái khám phụ thuộc vào diễn tiến tự nhiên và độ sâu của dị vật.
BỆNH NHÂN TẠI CẦN THƠ THÌ KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ Ở ĐÂU?
Các bệnh nhân có nhu cầu khám và điều trị bệnh vui lòng liên hệ
Địa chỉ: Số 7 Nguyễn Trãi, Phường An Hội, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thợ
Hotline: 0908 951 747
Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhammatkythuatcaotsbsbinh
Website: nhankhoaquangbinh.com